Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công

8813

Thu nhập công là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận của cải xã hội hình thành nên các quỹ tài chính Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành nên các quỹ tài chính của Nhà nước.

Thu nhập công được xây dựng trên nền tảng kinh tế đó là sự trao đối giữa các nghĩa vụ: các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ trích chuyển một phần thu nhập vào Ngân sách nhà nước để hình thành các quỹ tài chính của Nhà nước đổi lại nhà nước có nghĩa vụ sử dụng hiệu quả các nguồn thu nhập này. Có năm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập công bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế, trình độ tố chức hoạt động thanh toán và hạch toán, trình độ nhận thức của dân chúng, năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của Chính phủ

  1. Trình độ phát triển kinh tế

Thu nhập công chủ yếu được hình thành từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra, muốn thu nhập công nhiều và bền vững thì chỉ có cách duy nhất là thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng chứ không phải là nhà nước dùng quyền lực ép buộc dân chúng và các tố chức kinh tế trích chuyển thu nhập cho mình nhiều hơn.

GDP là cơ sở duy nhất và bền vững nhất của thu nhập công, mối quan hệ giữa GDP và thu nhập công được mô tả bằng công thức: Thu nhập công = f (GDP)

Mọi nguồn vay hay viện trợ chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời và đều phải trích từ thuế đế trả, vì vậy chăm lo phát triến kinh tế chính là chăm lo nguồn thu nhập công trong tương lai.

Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quyết định đặc biệt tới các nước đang phát triển. Nó là tiền đề vật chất để giảm khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển, củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, tạo niểm tin cho cộng đồng quốc tế. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội cho nhân dân, của cải xã hội làm ra ngày càng tăng, thu nhập công cũng ngày càng tăng mà không tăng gánh nặng cho xã hội.

Mặt khác, thu nhập công ngày càng tăng, nhà nước có đủ điều kiện hơn để đầu tư cho các công trình sự nghiệp, các chương trình phúc lợi xã hội, các cơ sơ hạ tầng phục vụ phát triển đất nước…Từ đó, giúp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, thu nhập công lại được đảm bảo, lại là điều kiện để giúp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Đó là mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hỗ nhau, cùng tạo đà cho nhau phát triển. Và ngược lại, nếu nền kinh tế chậm phát triển, tụt hậu, của cải xã hội tạo ra ít, tình trạng thất nghiệp gia tăng thì sẽ làm giảm đáng kể thu nhập công. Muon on định kinh tế thì nhà nước lại phải tăng thêm chi tiêu công, khi mà nguồn thu nhập công không đủ bù đắp các khoản chi tiêu công thì gây ra tình trạng mất cân đối ngân sách.

  1. Trình độ tố chức hoạt động thanh toán và hạch toán

Khi trình độ hiện đại trong thanh toán và hạch toán gia tăng, thu nhập công cũng sẽ tự động tăng theo mà không cần điều chỉnh mức thu vì lúc đó mọi khoản thu và chi phí của mọi tổ chức và cá nhân được ghi chép và phản ánh minh bạch hơn, nên quá trình Nhà nước động viên một phần thu nhập của nhân dân cũng chính xác và công bằng hơn, đặc biệt trong quản lý và thu thuế. Vì trong thu nhập công, thuế chiếm hơn 70% tổng thu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trình độ thanh toán và hạch toán càng hiện đại, nhà nước có thể giảm và kiểm soát phần nào sự thât thoát trong thu ngân sách, tăng thu ngân sách và đảm bảo công bằng giữa các chủ thể trong xã hội.

Tính hiện đại trong công nghệ thanh toán thể hiện trước hết ở sự phong phú đa dạng của các phương tiện thanh toán, loại hình thanh toán, trình độ công nghệ, sự phát triển của các tổ chức tài chính trung gian cung cấp dịch vụ và thói quen của dân chúng. Xu hướng chung khi mà nền kinh tế các phát triển thì tý trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế càng tăng. Cuối tháng 8-2007, thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về thực hiện chi trả lương các đối tượng được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước qua tài khoản từ đầu năm 2008.Từ đó tiết kiệm nhân lực và tiết kiệm hàng loạt chi phí cho các đơn vị chi trả lương, tiết kiệm chi phí cho hệ thống Kho bạc Nhà nước và tiết kiệm thời gian cho người hưởng lương…

Hiệu quả chung mà cả nền kinh tế tiết kiệm được thật sự là rất lớn. Cũng chính nhận thấy hiệu quả của dịch vụ này mà các đơn vị tiên phong chính là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có đông công nhân, đã chủ động phối hợp với các Ngân hàng thương mại thực hiện từ nhiều năm qua. Bởi vì tiết kiệm các chi phí trong chi trả lương cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh, vì có thể giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Từ những lợi ích đó mà thu nhập công tăng lên.

Ngoài tiện ích thông thường, nhiều dịch vụ mới cũng được triển khai mở rộng và nhờ đó, thay vì chỉ thực hiện rút tiền, chủ các tài khoản có thể mua sắm hàng hoá, dịch vụ qua mạng, đặt vé máy bay. Song khi mà năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng ATM, POS của các tổ chức cung ứng còn hạn chế cũng như thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, dịch vụ trả lương qua tài khoản đến nay vẫn chưa thể phát huy hết các tiện ích cho người sử dụng.

Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán với các phần mềm tiện ích như : Misa ,fast ,bravo… công tác kế toán đã được đơn giản hoá, chính xác và minh bạch hơn. Từ đó cung cấp các số liệu chính xác hơn, là cơ sở đế nhà nước thu thuế, tránh được tình trạng tham nhũng lãng phí quỹ công.

  1. Trình độ nhận thức của người dân

Khi ý thức của người dân càng cao họ càng nhận ra sự cần thiết của nhà nước và trách nhiệm của mỗi bên trong tiến trình thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trình độ nhận thức cao của dân chúng cũng giúp Chính phủ có những hành xử công bằng sòng phẳng hơn và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.

Tuy nhiên vẫn toàn tại một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự hiểu được vai trò của tài chính công đối với sự phát triển của Xã hội, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Nhà nước. Chính vì vậy nên họ cũng chưa ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Nên đâu đó một bộ phận người dân cố tình khai khống thuế, trốn thuế, cá biệt có doanh nghiệp cố tình dây dưa chiếm dụng tiền thuế làm thất thu Ngân sách Nhà nước mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng ảnh hưởng tới chương trình phát triển kinh tế Xã hội của chính phủ ta

  1. Năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước

Chính Phủ là một bộ máy do xã hội xây dựng đế dẫn dắt xã hội đạt được những mục tiêu công cộng. Do đó bộ máy này đương nhiên phải dựa trên một căn bản pháp lý vững chắc và phải được mọi thành viên trong xã hội tôn trọng. Năng lực pháp lí của bộ máy nhà nước được nâng cao sẽ giúp Chính phủ đặt ra và quản lí hữu hiệu các khoản thu phù hợp thể chế và khả năng chịu đựng của doanh nghiệp cũng như của dân chúng. Đồng thời hạn chế thất thu đến mức tối thiếu ở cả khu vực Nhà nuớc lẫn khu vực ngoài Nhà nuớc. Qua đó góp phần nâng cao tính minh bạch trong quá trình động viên và sử dụng một phần của cải của xã hội.

Năng lực pháp lý của nhà nước đối với thu nhập công thể hiện ở chỗ hệ thống bộ máy thu thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác hoàn thiện tới đâu, chặt chễ tới đâu, chặt chẽ đến đâu và có hiệu quả đến đâu.

Để đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế, Chính phủ sẽ ban hành Luật quản lý thuế nhằm quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan và bổ sung quyền cưỡng chế thuế, điều tra khởi tố các vụ vi phạm về thuế. Thực hiện hệ thống phục vụ đối tượng nộp thuế có chất lượng cao theo mô hình “một cửa”, giảm chi phí cho cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế. Xây dựng các quy trình, thủ tục quản lý thuế đơn giản, minh bạch.

  1. Hiệu quả hoạt động của Chính phủ

Đối với một doanh nghiệp hiệu quả hoạt động sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu điển hình như: Vòng quay hàng toàn kho, vòng quay vốn lưu động, tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu … Và người ta sẽ dùng các phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.

Còn đối với một Chính phủ thì một Chính phủ hoạt động hiệu quả khi nó sử dụng nguồn lực tài chính một cách thích hợp để cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công được xã hội chấp nhận. Do đó phải xem bộ máy Chính phủ đó có cồng kềnh hay không. Nếu cồng kềnh thì phải tinh giảm gọn nhẹ nhưng vẫn phải đạt đuợc hiệu quả tốt nhất. Như vậy sẽ giảm được những khoản chi tiêu không cần thiết. Hơn nữa khả năng cung cấp hàng hoá và dịch vụ công đã đúng đắn hợp lí hay chưa. Nếu chưa đòi hỏi phải cung cấp tốt hơn hiệu quả hơn và phải có chất luợng cho xã hội. Do vậy Chính phủ càng hoạt động hiệu quả thì khả năng thu từ các khu vực kinh tế và dân cư càng cao. Ngược lại, khả năng thu từ dân cư càng cao thì sẽ gia tăng tiềm lực tài chính để phát triển bề rộng và chiều sâu những hoạt động của Chính phủ. Cho nên năng lực bộ máy Nhà nước hoạt động hiệu quả thì tình hình buôn lậu cũng như tìm mọi cách giảm lợi nhuận trước thuế để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không còn. Và như thế khả năng thu ngân sách sẽ đuợc hiệu quả hơn.

Thu nhập công không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nước mà còn mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân, những người giám sát và thụ hưởng dịch vụ công. Một nền kinh tế phát triển là mảnh đất màu mỡ cho thu nhập công tăng trưởng, là tiền đề cần thiết để phát triển xã hội. Thu nhập công cũng chính là đòn bẩy cho nền kinh tế quốc gia đi lên.

Chia sẻ

HỎI & ĐÁP VỚI BAN TUYỂN SINH

Please enter your comment!
Please enter your name here