Chỉ còn ít ngày nữa học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2087. Chính vì vậy mà các học sinh cần phải thực hiện việc lên kế hoạch ôn tập cho từng môn thi, thời gian dành cho mỗi môn, kế hoạch bổ sung kiến thức sao cho đạt kết quả làm bài cao nhất, đây chính là lúc các học sinh cần ôn lại kiến thức theo từng bài, từng chương trong sách giáo khoa.

Trong các kỳ thi không thể nói trước được kết quả vì thế thành công như thế nào đều do phương pháp học của các thí sinh. Có rất nhiều thí sinh còn bỡ ngỡ và lúng túng thay vì thi tự luận môn Toán được chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm. Một vài kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hoàn thành bài tốt hơn và đạt được kết quả cao trong các bài thi trắc nghiệm.

Sự khác biệt giữa Toán tự luận và Toán trắc nghiệm

Đối với dạng đề Tự luận: thí sinh cần tìm ra lời giải chi tiết để đưa ra đáp số. Điểm sẽ được tính theo các bước đúng trong lời giải của thí sinh.

Đối với dạng đề Trắc nghiệm: Trong kỳ thi THPT Quốc gia sẽ xuất hiện dạng câu hỏi chọn 1 trong 4 đáp án đúng. Hình thức này không yêu cầu thí sinh phải làm lời giải chi tiết mà cần thí sinh tìm ra đáp án chính xác nhất. Nhưng các bạn cần lưu ý trong 4 đáp án A B C D sẽ có 2 loại đáp án gây nhiễu.

  • Loại I (Nhiễu xa): Tức là phương án này tách với phương án đúng, học sinh dễ dàng tìm được đáp án ngay, ví dụ: đồ thị hàm bậc ba có 4 điểm cực trị.
  • Loại II (Nhiễu gần): tức là phương án này gần giống phương án đúng, có khả năng gây “rối” cao cho học sinh. Để loại được phương án này học sinh cần phải có kiến thức cơ bản tốt và suy luận tốt.

Bí quyết “ăn điểm”

Muốn làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Toán, học sinh cần chú ý đến 2 kỹ năng chính là: Đọc kỹ đề bài và sử dụng được máy tính bỏ túi thuần thục, việc đọc kỹ đề bài và hiểu các câu hỏi là rất quan trọng. Học sinh cần biết gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xem những từ này liên quan như thế nào đến các kiến thức toán học, kết quả phải trả lời là gì?

Để trả lời, có thể vận dụng cách suy ngược như kết quả là? Cần gì? Có gì? Với nhiều bài toán, học sinh cũng chỉ cần làm một số bước nào đó để có thể dự đoán được đáp số. Giải quyết khâu kết quả lúc này chỉ cần sử dụng máy tính bỏ túi, hay phương pháp thử kết quả (chọn đáp án nghi ngờ, kiểm tra tính thỏa mãn đề bài). Ngoài ra, học sinh cũng cần biết luyện tập kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi cho từng chủ đề cụ thể. Tốt nhất, học sinh cần biết phân loại theo các chương trong sách giáo khoa, để có sự tổng hợp về mặt kiến thức.

Đầu tiên, học sinh cần phải hiểu rõ kiến thức của mỗi chủ đề, máy tính bỏ túi có thể sử dụng được trong những trường hợp nào. Muốn được như vậy, học sinh cần phải biết luyện tập, làm nhiều dạng câu hỏi khác nhau (càng đa dạng càng tốt) cho từng chủ đề, ghi vào sổ tay và nhớ cách bấm máy tính bỏ túi. Muốn nhớ cách bấm máy tính bỏ túi, học sinh cần hiểu thật kỹ những kiến thức liên quan, không được nhầm lẫn sang các kiến thức khác. Học sinh chỉ có khoảng 1,8 phút để giải mỗi câu hỏi, nên cần biết nghiêm túc việc giải càng nhiều đề thi thử trong vòng 90 phút càng tốt. Câu nào dễ, cảm thấy có thể làm được thì cần phải làm ngay, để không phải mất nhiều thời gian để quay lại. Câu hỏi nào làm xong rồi, cần đánh dấu để phân biệt với câu chưa làm, câu hỏi nào cảm thấy quá khó, hoặc chưa từng gặp thì có thể để sau cùng (có thể chọn phương án đánh ngẫu nhiên).

Khi giải đề thi thử cũng chính là cơ hội để cho học sinh nắm bắt những kiến thức nào mà mình cẩn phải củng cố, cần bổ sung, hay còn quá yếu, chưa rõ hay đã quên.

Từ đây, học sinh cần lên kế hoạch học lại, bổ sung và ôn tập cho kịp với tiến độ thi. Giải đề thi thử xong, học sinh cần biết kiểm tra lại sự ổn định, tiến bộ của điểm số bài làm của mình. Những câu hỏi nào trả lời chưa đúng, hoặc sử dụng phương án chọn ngẫu nhiên (do hết giờ, hay chưa tìm ra đáp án), học sinh cần biết rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân. Cần cẩn thận với các câu hỏi ngược, câu hỏi có tính “bẫy” người làm. Khi giải những đề thi thử, học sinh cần biết phân tích câu hỏi theo nhiều hướng khác nhau.

Học sinh có sức học trung bình, yếu môn học này thì cần học đi học lại các công thức Toán học, làm thật nhiều đề ôn tập, chọn những câu hỏi dễ, vừa sức để làm trước. Những học sinh thuộc dạng này cần rèn luyện cho mình tính cẩn thận, tính chính xác, vì mỗi câu hỏi sẽ đem lại điểm số cố định cho bài thi.

Học sinh có sức học khá, giỏi thì cần phải biết thêm những kiến thức tổng hợp, kiến thức bổ sung, nâng cao để phát huy khả năng suy luận, tìm đáp án thật nhanh cho những câu hỏi khó.

Cần phải vận dụng luôn phương pháp giải xuôi, ngược, giải vài bước rồi thử kết quả hoặc sử dụng hình vẽ, các kiến thức liên quan đến yêu cầu và sự thỏa mãn đề bài.

Tất cả mọi kiến thức đều quan trọng, kể cả những ký hiệu, tên gọi. Học sinh cần phải học thuộc, hiểu rõ ý nghĩa của từng ký hiệu trong các công thức toán học. Học sinh cũng cần phải học cách giải một bài toán theo nhiều hướng khác nhau.Theo quy mô của bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, các bài thi trắc nghiệm trung bình sẽ có 40 câu hỏi phân bổ đáp án đồng đều ở tất cả các đáp án A-B-C-D.

Các sĩ tử muốn đạt được 7 điểm trong các bài thi thí sinh cần phải làm đúng được 28 câu, mỗi câu đúng sẽ được 0,25 điểm. Thế nhưng, các thí sinh cần phải chắc chắn tô đúng được 24 câu trong tổng số câu.

“Chắc chắn đúng là phải 100%. Nếu câu hỏi nào mà các bạn vẫn nghĩ khả năng nghiêng về phương án này, phương án kia thì chỉ là 90% thôi, không được tính là chắc chắn”.

Thêm vào đó, thí sinh sẽ thống kê trong 24 câu chắc chắn đúng này, phương án nào xuất hiện số lần ít nhất. Chẳng hạn, số lượng các phương án đúng của 24 câu này là A: 6 lần, B: 7 lần, C: 5 lần, D: 6 lần thì với tất cả câu còn lại, thí sinh nên đánh vào ô C.

Khi đó, thí sinh sẽ đúng thêm 5 câu nữa, cùng với 24 câu trên là đúng được 29 câu, hoàn thành mục tiêu đặt ra. Với các thí sinh đặt mục tiêu 8 điểm, đồng thời phải chắc chắn tô đúng 29 câu trong tổng số câu của đề thi. Điều quan trọng vẫn là sự ôn tập, chuẩn bị tốt cho kỳ thi của thí sinh. Làm bài trắc nghiệm, các bạn nên có phương pháp khác với tự luận. Khi làm bài, thí sinh nên làm câu dễ trước, khó để sau vì sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Không nên mất nhiều thời gian lúc đầu cho những câu hóc búa. Khó khăn và áp lực lớn nhất của các sĩ tử khi làm bài trắc nghiệm đó chính là thời gian. Bởi các bạn thí sinh cần vận dụng cả kiến thức trên lớp và các kỹ năng tính toán để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian khá ngắn. Trung bình mỗi câu các thí sinh chỉ có 1 phút 48 giây để trả lời. Nếu bạn nào không quen tính toán nhanh chắc chắn sẽ bị “ cháy” giờ làm bài. Vì vậy các thí sinh cần có sự phân bố thời gian một cách hợp lý giữa các câu hỏi.

Thời gian đến kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia chỉ còn rất ngắn nữa thôi thế nhưng bài tập, công thức thì ngày càng nhiều khiến học sinh hoang mang khó có thể nhớ được các công thức đó. Do đó, bên cạnh việc tập trung ôn tập kiến thức thì các bạn cũng nên có chế độ ăn uống và nghỉ dưỡng hợp lý.

Ăn nhiều thức ăn làm tăng trí não

Nhớ thường xuyên bổ sung thực phẩm tốt cho trí não như: axit béo Omega 3, từ các loại thực phẩm: cá hồi, đậu nành, rau có màu xanh đậm, hạt óc chó…

Nghe nhạc

Theo chứng minh, âm nhạc sẽ giúp cho đầu óc được thoải mái hơn, nghe vài bài nhạc mà mình yêu thích trước hoặc sau khi học bài sẽ giúp các bạn học sinh có tâm trạng phấn chấn hơn đấy.

Tập thể dục

Nên dành thời gian để tập các bài thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ hay yoga… các bài tập này sẽ giúp làm tăng oxy lên não và giúp các bạn tỉnh táo để nhớ rõ các bài tập hơn.

Ngủ trưa

Mặc dù có nhiều bài vở thì các bạn cũng không nên học quá nhiều, nên dành khoảng 30 phút buổi trưa để nghỉ ngơi để có thể mang lại sự tỉnh táo và phục hồi năng lượng một cách tốt nhất.

Đó là những bí quyết, những kinh nghiệm bổ ích giúp các bạn bước vào kỳ thi tuyển sinh THPT Quốc gia 2018 một các tự tin nhất. Chúc các bạn đạt kết quả cao nhất trong kỳ tuyển sinh 2018 !

Chia sẻ

HỎI & ĐÁP VỚI BAN TUYỂN SINH

Please enter your comment!
Please enter your name here